Du học nhóm ngành Logistics & supply chain tại Tây Ban Nha vẫn còn mới mẻ với nhiều người nhưng lại đang bước vào thời kỳ phát triển bùng nổ. Theo Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), tốc độ phát triển của ngành logistics tại Việt Nam đạt khoảng 14 – 16%/năm với quy mô khoảng 40 – 42 tỉ USD/năm. Hàng loạt những gá khổng lồ trên thế giới về ngành đã có mặt tại Việt Nam trong thời gian qua như FedEx, DHL, Maersk Logistics, CJ Logistics, APL Logistics… Bởi vậy có thể thấy được tiềm năng và cơ hội phát triển mạnh mẽ cho các bạn sinh viên.
Mối quan tâm của học sinh sinh viên Việt Nam với lĩnh vực này cũng tăng lên và ngày càng có nhiều trường đại học, đơn vị giáo dục trong nước. Tuy nhiên, các nước châu Âu đã thúc đẩy đào tạo ngành này từ nhiều năm trước, trong đó có Tây Ban Nha. Đây là đất nước đứng thứ 2 thế giới về hệ thống tàu điện nên ngành logistics và supply chain phát triển mạnh mẽ trong nhiều năm. Đặc biệt, Tây Ban Nha là cửa ngõ đường biển giữa Châu Phi và Châu Âu nên nhu cầu về nhân lực của ngành này luôn rất cao so với mặt bằng chung của khu vực. Bên cạnh đó đội ngũ giảng viên là các chuyên gia dày dạn kinh nghiệm trong ngành, du học tại các quốc gia có thế mạnh đào tạo lĩnh vực này cũng là một lựa chọn phổ biến với các bạn học sinh sinh viên.
1/ Logistics và supply chain khác nhau như thế nào?
Chuỗi cung ứng (supply chain) là hệ thống tổ chức, con người, hoạt động, thông tin và các nguồn lực liên quan tới việc đưa sản phẩm/dịch vụ từ nhà cung cấp/nhà sản xuất đến người tiêu dùng.
Logistics là một phần của chuỗi cung ứng, bao gồm hoạch định, thực hiện, kiểm soát dịch vụ kho bãi, vận chuyển, dự trữ và phân phối hiệu quả hàng hóa, dịch vụ, thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
2/ Học gì trong chương trình logistics và supply chain?
- Sinh viên được đào tạo chuyên sâu về từng mắt xích của quy trình phức tạp này. Bạn sẽ được tiếp cận:
- Kiến thức chung: kinh tế vi mô – vĩ mô, giá cả, thị trường, marketing, tài chính…
- Kiến thức chuyên ngành: tìm nguồn cung, kho bãi và mạng lưới phân phối, quy trình vận hành, thiết kế và phân tích chuỗi cung ứng, quản trị hoạt động công ty…
3/ Những vị trí việc làm phổ biến trong logistics và supply chain?
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc trong nhiều mảng khác nhau như: giao thông vận tải, xuất nhập khẩu, quản lý kho bãi, quản lý vật tư, phân tích kinh doanh, vận đơn, phân phối, quản lý khách hàng, chuyên viên phân tích logistics, quản lý thu mua, giám đốc điều hành…
Thông tin Buổi hội thảo Du học ngành Logistic and Supply Chain tại Tây Ban Nha.
- Thời gian: 20h00, Chủ Nhật ngày 27/08/2023
- Link đăng ký: https://gecedu.vn/dang-ky-tham-gia/
- Đơn vị tổ chức: GEC Việt Nam
- Giới thiệu về chương trình học
- Giới thiệu về Học bổng
- Giới thiệu về Cơ hội việc làm